Liên quan với lịch sử Trung Quốc đế quốc cận đại Trịnh_Hòa

Một niềm tin phổ biến cho rằng sau các chuyến đi của Trịnh Hòa thì Trung Quốc lại xa rời biển cả và đi vào thời kỳ trì trệ về công nghệ. Mặc dù các nhà lịch sử như John FairbankJoseph Needham đã phổ biến quan điểm này trong thập niên 1950, nhưng phần lớn các nhà sử học hiện đại của Trung Quốc đều đặt câu hỏi về tính chính xác của nó. Họ cho rằng thương mại đường biển của Người Trung Quốc đã không bị dừng lại sau thời Trịnh Hòa, và các con thuyền Trung Quốc vẫn tiếp tục ngự trị trong thương mại vùng Đông Nam Á cho đến tận thế kỷ 19 và các hoạt động ngoại thương tích cực của Trung Quốc với Ấn ĐộĐông Phi vẫn tiếp tục một thời gian dài sau thời Trịnh Hòa. Các chuyến đi của các thuyền buồm lớn của Trung Quốc như Kì Anh tới Hoa KỳAnh trong khoảng thời gian từ 1846 đến 1848 đã chứng tỏ sức mạnh của tàu thuyền Trung Quốc cho đến tận thế kỷ 19.

Mặc dù nhà Minh đã cấm vận chuyển bằng tàu thuyền trên đại dương trong vài chục năm bằng chỉ dụ Hải cấm, nhưng cuối cùng họ cũng đã bãi bỏ lệnh cấm này. Quan điểm khác viện dẫn thực tế là bằng lệnh cấm tàu thuyền này thì nhà Minh (và sau này là nhà Thanh) đã làm gia tăng số lượng người buôn lậu trên chợ đen. Điều này làm giảm nguồn thu thuế của chính quyền và làm gia tăng nạn hải tặc. Sự thiếu vắng của hải quân trên biển đã làm cho Trung Hoa dễ bị tổn thương bởi nạn hải tặc uy khấu (wakou) đã hoành hành vùng bờ biển Trung Quốc trong thế kỷ 16.

Có một điều chắc chắn. Đó là các sự hỗ trợ của chính quyền cho hoạt động hàng hải đã suy giảm nghiêm trọng sau các chuyến đi của Trịnh Hòa. Từ đầu thế kỷ 15 Trung Quốc đã phải chịu áp lực ngày càng tăng từ các bộ lạc Mông Cổ mới trỗi dậy ở phía bắc. Năm 1421 vua Minh Thành Tổ đã dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh như là một sự thừa nhận sự hiện hữu của mối đe dọa này cũng như là để gần với khu vực quyền lực của dòng họ. Từ kinh đô mới ông có thể kiểm soát tốt hơn các cố gắng nhằm bảo vệ biên cương phía bắc. Với phí tổn đáng kể, Trung Quốc hàng năm tiến hành các cuộc viễn chinh nhằm làm suy yếu người Mông Cổ. Các phí tổn cho các chiến dịch trên bộ này đã cạnh tranh trực tiếp với ngân sách cần thiết dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải.

Năm 1449 kỵ binh Mông Cổ đã phục kích cuộc hành quân do đích thân hoàng đế Minh Anh Tông chỉ huy chưa đầy một ngày sau khi đội quân này rời khỏi cổng kinh thành. Trong trận chiến pháo đài Thổ Mộc, người Mông Cổ đã đánh bại quân đội nhà Minh và bắt sống hoàng đế Trung Hoa. Trận chiến này có hai ảnh hưởng nổi bật. Thứ nhất, nó minh chứng một cách rõ ràng mối đe dọa của các bộ lạc miền bắc. Thứ hai, người Mông Cổ đã gây ra khủng hoảng chính trị tại Trung Quốc khi họ trả tự do cho Anh Tông sau khi người em cùng cha khác mẹ là Chu Kì Ngọc tự xưng làm vua với niên hiệu Cảnh Thái. Sự ổn định về chính trị chỉ trở lại vào năm 1457 khi Anh Tông trở lại ngai vàng. Sau khi ông trở lại nắm quyền thì Trung Quốc đã từ bỏ chiến lược thám hiểm các vùng đất mới hàng năm và thay vào đó là bắt tay vào việc củng cố và mở rộng Vạn Lý Trường Thành vô cùng tốn kém. Trong hoàn cảnh đó, ngân khố dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải đơn giản không tồn tại nữa.

Một cách cơ bản hơn, không giống như các chuyến thám hiểm sau này của các quốc gia châu Âu, các tàu thuyền chở của cải của người Trung Quốc dường như bị hao hụt dần đến cạn kiệt sau các chuyến đi dài, do các chuyến đi này thiếu động cơ kinh tế. Chúng chủ yếu để làm tăng uy thế của hoàng đế và các chi phí cho chuyến đi cũng như tặng phẩm cho các vị vua chúa và sứ giả nước ngoài còn lớn hơn cả các món lợi thu được từ các cống phẩm. Vì thế khi tài chính của nhà nước chịu áp lực (giống như các quốc gia thời Trung cổ đã làm), thì ngân sách dành cho các chuyến thám hiểm hàng hải không được cấp nữa. Trái lại, vào thế kỷ 16, phần lớn các chuyến thám hiểm của người châu Âu có lãi từ các hoạt động thương mại cũng như từ việc chiếm đoạt các nguồn tài nguyên/đất của thổ dân để có thể tự trang trải, cho phép họ có thể tiếp tục thám hiểm mà không phải sử dụng đến ngân khố quốc gia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trịnh_Hòa http://www.fmprc.gov.cn/eng/wjb/zwjg/zwbd/t756682.... http://www.chinapage.com/chengho.html http://www.economist.com/displayStory.cfm?story_id... http://www.elibraryhub.com/zhengHe/home.html http://bbs.keyhole.com/ubb/showthreaded.php?Cat=&B... http://www.laputanlogic.com/articles/2006/01/16-00... http://www7.nationalgeographic.com/ngm/0507/featur... http://www.nytimes.com/2003/02/02/books/review/02W... http://www.nytimes.com/2005/07/20/international/as... http://www.time.com/time/asia/features/journey2001...